Gohyakurakan

Gohyakurakan
(Chùa Daiko-ji)

Gohyakurakan tọa lạc trong hang đá phía sau chính điện Chùa Daiko-ji tại Funaoka, Shibata-machi.
Những bức tượng này được chạm khắc bởi Doichi Kanchu - một nhà sư đồ đệ của vị trụ trì thứ 13 Ryuho Rokyo Daiosho, người vốn đã ẩn cư trên núi và tụng kinh, đồng thời khắc những bức tượng này khi dịch bệnh hoành hành khắp vùng Funaoka. Ông đã đào một hang động ở phía sau chính điện, đặt hình ảnh Phật ở trung tâm, năm trăm La Hán ở bên trái và phải của Phật. Tương truyền rằng, giáo đoàn đã lành bệnh khi ông tiến hành tụng kinh niệm Phật.
Nhờ thành tựu này, Doichi Kanchu trở thành vị trụ trì thứ 14 của Chùa Daiko-ji.

Do ảnh hưởng của trận động đất xảy ra tại Chile vào năm 1960 và mưa bão, một phần hang động đã đổ sụp; hiện tại, hang động đã được phục dựng bằng bê-tông.
Tương truyền rằng, Kanchu Doichi là cháu trai của Matsuo Bashō, và trong khu vườn của Chùa Daiko-ji có một tượng đá điêu khắc bút tích nổi tiếng của Bashō.

Ngoài ra, ở đây còn có một cây bạch quả hơn 200 tuổi, được đăng ký làm di tích thiên nhiên được chỉ định của thị trấn.
Cây đại thụ này đã bị cháy một lần vào năm thứ 6 thời Bunsei (1823) khi Chùa Daiko-ji bị cháy, nhưng một mầm cây mới nhú lên ngay tại vị trí cây cũ trước đây, và lớn lên từ đó tới nay.

Gohyakurakan photo
old ginkgo tree photo

Chùa Daiko-ji

Chùa Daiko-ji đã trường tồn ở Shitaba-machi hơn 500 năm và là ngôi chùa gia tộc của nhà Shibata. Ngôi chùa còn gắn liền với núi Myoko trong môn phái Soto (Tào Động).

Ngôi chùa này được sáng lập bởi Kokai Chusa, vị trụ trì thứ 4 của chùa Koun-ji từ tỉnh Niigata. Dù bị ngưng hoạt động trong thời Sengoku, vào năm thứ 16 của thời Tenbun (1547), vị trụ trì thứ 10 của chùa Zuiun-ji tại Marumori-cho tên là Unshu Zenri đã hồi sinh lại ngôi chùa này.

Vào mùa thu năm thứ 6 của thời Bunsei (1823), một trận hỏa hoạn đã thiêu đốt ngôi chùa này và chôn vùi những báu vật của ngôi chùa cùng mọi kinh kệ, dữ liệu ghi chép trong đống tro tàn.

Nếu leo lên cầu thang phía sau chính điện, bạn sẽ tìm thấy mộ của các thế hệ gia tộc Shibata, chẳng hạn như mộ của Geki Shibata, chiến binh đã bị giết bằng kiếm khi chiến đấu trong sự kiện Bạo loạn Date.

Daiko-ji photo
Về đầu trang
Chia sẻ